Market Insider

Vietnam Airlines âm vốn chủ sở hữu, tiếp tục ghi nhận lỗ vào năm 2022

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC/VCS) vừa phát hành báo cáo phân tích về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HoSE: HVN), cụ thể như sau:

HVN công bố KQKD năm 2022 với doanh thu đạt 70,6 nghìn tỷ đồng (+153% YoY) và lỗ ròng 10,5 nghìn tỷ đồng (tương ứng 81% khoản lỗ năm 2021). Doanh thu và khoản lỗ ròng của HVN trong năm 2022 lần lượt tương đương 101% và 115% dự báo của chúng tôi cho năm 2022.

Trong quý 4/2022, doanh thu của HVN tăng 112% YoY đạt 19,5 nghìn tỷ đồng với khoản lỗ ròng 2,7 nghìn tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 1,1 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2021.

Hãng hàng không ghi nhận khoản lỗ ròng năm 2022 cao hơn dự kiến, chủ yếu do mảng vận tải quốc tế phục hồi chậm cũng như chi phí nhiên liệu và chi phí tài chính tăng cao. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng các chuyến bay quốc tế sẽ phục hồi và biện lợi nhuận sẽ cải thiện vào năm 2023.

Nhu cầu vận tải trong nước ổn định giúp doanh thu vận tải phục hồi mạnh. Với số chuyến bay và lượng hành khách trong nước trong năm 2022 vượt qua mức trước dịch, doanh thu vận tải của riêng Vietnam Airlines tăng 174% YoY. Mặc dù chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước dịch COVID-19, nhưng việc nối lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 3/2022 cũng góp phần giúp doanh thu vận tải của Vietnam Airlines trong năm 2022 phục hồi mạnh so với cùng kỳ.

Khả năng sinh lời giảm do chi phí nhiên liệu và chi phí tài chính tăng. Do báo cáo hợp nhất của HVN không phản ánh cơ cấu tổng chi phí của công ty, chúng tôi xem xét báo cáo tài chính riêng năm 2022 của Vietnam Airlines, cho thấy chi phí nhiên liệu (chiếm 20% tổng chi phí năm 2021) đã tăng 250% YoY – cao hơn mức tăng trưởng 174% YoY của doanh thu mảng vận tải trong năm 2022 – và chiếm 38% tổng chi phí của hãng hàng không trong năm 2022. HVN báo cáo chi phí tài chính năm 2022 đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (+143% YoY) chủ yếu do chi phí lãi vay tăng và lỗ tỷ giá lần lượt là 1,2 nghìn tỷ đồng (+44% YoY) và 2,2 nghìn tỷ đồng (+13,0 lần YoY).

Năm thứ 3 liên tiếp ghi nhận lỗ và vốn chủ sở hữu âm tính đến cuối năm 2022 cho thấy rủi ro hủy niêm yết trên sàn HOSE. Năm 2022, HVN ghi nhận lỗ ròng 10,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng năm 2022 trở thành năm thua lỗ thứ ba liên tiếp. Ngoài ra, HVN có vốn chủ sở hữu là -10,2 nghìn tỷ đồng. Do đó, căn cứ theo quy định hiện hành, HVN sẽ thuộc diện hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE nếu báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán không có thay đổi. Nếu HVN bị hủy niêm yết trên sàn HOSE, HVN có thể niêm yết lên sàn UPCoM do hãng hàng không này là công ty đại chúng.

@ VCSC

Bài liên quan

Một huyện ‘vùng sâu vùng xa’ trở thành đòn bẩy kinh tế của Gia Lai

marketinsider

Bất ngờ 6 casino và hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh xổ số, trò chơi có thưởng sắp bị thanh tra

marketinsider

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản không có giá trị thì có trả lại cho Trương Mỹ Lan không?

marketinsider