Market Insider

Đây là cách Ngân hàng Trung ương Anh chống lạm phát, liệu Việt Nam có thể tham khảo?

Vào tháng 5/2022, Ngân hàng trung ương Anh đã công bố mức tăng lãi suất cao nhất lên 1.25% kể từ năm 2009 nhằm chống lạm phát. Quyết định tăng lãi suất lần này của Ngân hàng trung ương Anh diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về tỉ lệ lạm phát tăng cao, túi tiền của các hộ gia đình tại Anh lâm vào cảnh túng quẫn do giá lương thực, xăng giàu tăng nhanh.

Mức tăng lãi suất cơ bản lần này được bầu do 9 thành viên của Uỷ ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Anh và đã có 6 thành viên bao gồm thống đốc Ngân Hàng Andrew Bailey đã quyết định tăng mức lãi suất 1,25%, nhưng 3 thành viên còn lại thì bầu tăng cao lãi suất cơ bản lên tới 1.5%.

Hội đồng chính sách tiền tệ (MPC) của ngân hàng trung ương Anh sẽ chịu trách nhiêm về việc đưa ra mức lãi suất căn bản, nhắm vào mục tiêu của chính phủ Anh kiềm chế mức lạm phát ở mức 2%.

Nếu tỉ lệ lạm phát tăng lên mức trần đó, thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ sẽ viết thư giải thích tới Bộ trưởng tài chính và đề ra chính sách cụ thể. Kể từ năm 1997, Bộ trưởng tài chính Anh sẽ không còn áp đặt lãi suất căn bản nữa, thay vào đó việc tăng lãi suất sẽ thuộc về 9 thành viên của Ngân hàng trung ương Anh. Các thành viên đó hoàn toàn độc lập với chính phủ Anh, có kinh nghiệm hiểu biết về kinh tế và chính sách tiền tệ, họp tám lần trong một năm để bài về việc tăng lãi suất và các chương trình kinh tế tài chính khác.

Không chỉ tại Anh Quốc, các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Canada, Brazil cũng điều tăng lãi suất để chống lạm phát. Việc tỉ lê lạm phát tăng nhanh trên toàn cầu là do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến là do cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga, chính sách dập dịch số không của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, sức ép lớn từ gia xăng.

Vào tháng 5/22, tỷ lệ lạm phát ở Anh là 9% và các chuyên gia dự báo tỉ lệ lạm phát sẽ vượt qua 11% vào cuối năm này. Khi tỉ lệ lạm phát tăng lên, giá tiều dùng của một hàng hoá, thức phẩm và dịch vụ sẽ tăng mạnh, điều đáng lo lắng là nếu như lương của một người công nhân không thay đổi và tăng, thì người đó sẽ đối mặt những khó khăn về tài chính vì phải bỏ thêm tiền để chi tiêu hàng ngày.

Kinh tế Anh bước vào giai đoạn tăng tưởng chậm hơn, chỉ đóng góp 0.8% vào tăng trưởng GDP quý 1/2022. Theo dự kiến, nền kinh tế Anh Quốc sẽ giảm xuống mức 0.3 phần trăm trong quý 2/2022.

Nhiều doanh nghiệp tại Anh tin rằng việc tăng lãi suất cho vay sẽ hạn chế mức tiêu dùng. Julie Dalton, giám đốc điều hành của Gulliver Theme Park Resorts đã nói rằng “ kinh nghiệm trong quá khứ của tôi cho thấy khi lãi suất đi lên, chúng tôi bắt đầu gặp khó khăn vì mức tiêu dùng của người dân giảm”

David Bharier, giám đốc nghiên cứu của Hiệp Hội Thương Mại Anh Quốc đã nói rằng việc tăng lãi suất có thể đối phó với lạm phát. Tuy nhiên, điều đó có nhiều mặc tiêu cực vì sẽ ảnh hương nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào đồng tiền vốn quay của ngân hàng để phát triển. Nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ thiếu tiền để mua nhiều mặt hàng để cung ứng dịch vụ cho khách hang, sản phẩm có thể bị thiếu. Thêm vào đó, Paul Broadhead, giám đố của Ngân Hàng Building Societies Association, cho rằng” khi lãi suất cơ bản tăng sẽ không mang lại niềm vui cho nhiều hộ dân đang vay vốn mua nhà vì họ phải trả thêm tiền lãi hàng tháng, người đi vây nên liên hệ với các ngân hàng để được hỗ trợ.”

Những doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi lãi suất căn bản đi lên. Hiệp Hội Thương Mại Anh Quốc đã lo lắng về việc tăng lãi suất làm các doanh nghiệp sẽ có nhiều áp lực vì sức ép về chi phí, thiếu nhân công. Ở Anh Quốc, khi mức lãi suất căn bản tăng thì các ngân hàng bán lẽ và đầu tư sẽ điều chỉnh mức lãi suất cơ bảng mà họ áp dù.

Thị trường chứng khoán cũng đã phản ứng sau khi có tin Anh Quốc tăng mức lãi suất lên 1.25%. Dow Jones đã mất hơn 600 điểm trong khi đó sàn chứng khoán lớn nhất Anh Quốc FTSE 100 mất hơn 200 điểm tạo tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư. Tỉ giá của đồng Bảng đã mất đi 1% so với đồng dollar Mỹ ở mức $1.2070 vào ngày thứ tư vừa rồi.

Khi lãi suất tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu bỏ tiền tiết kiệm của người dân sẽ cao, vì thế đồng tiền nhàn rỗi sẽ tăng mạnh hơn trong các ngân hàng. Mọi người không muốn bỏ tiền ra nhiều để kinh doanh và điều đó sẽ chậm lại hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng đồng nghĩa mọi người sẽ phải trả thêm tiền vay vốn mua nhà vì các ngân hàng cố tăng lãi suất cho vay tính lên khách hàng của mình. Trong khi đó, chi phí để mượn thẻ mua sắm và các khoản vay tiêu dùng cá nhân cũng sẽ tăng lên, giảm lại hoạt động chi tiêu của người dân.

Trong tháng 8/2022, Ngân hàng trung ương Anh (Bank of England) cũng đã quyết định tăng lãi suất một lần nữa, lên 1,75% và đây là lần tăng lãi suất thứ 6 kể từ năm 2021. Các chuyên gia dự báo lạm phát tại Anh có thể tăng lên tới 13% vào cuối năm nay khi nền kinh tế Anh đi vào cảnh suy thoái. Theo tổng cục thống kê Anh Quốc, Kinh tế Anh Quốc đã đi vào suy thoái và tăng trưởng âm 0.1% trong quý 2/22, tờ Financial Times cho rằng kinh tế Anh suy giảm là do mức chi tiêu của các hộ dân giảm mạnh, giá giàu tăng vọt, khủng hoảng chi phí và lĩnh vực dịch vụ y tế, đầu tư, xây dựng giảm nhẹ.

Ngân hàng Trung Ương cũng dự báo nề kinh kinh tế Anh sẽ đi vào suy thoái trong năm 2022. Không chỉ tại Anh Quốc, các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Canada, Brazil cũng điều tăng lãi suất để chống lạm phát. Việc tỉ lê lạm phát tăng nhanh trên toàn cầu là do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến là do cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga, chính sách dập dịch số không của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, sức ép lớn từ gia xăng.

Chính sách tiền tệ có thể giúp nhà nước kiềm chế tỷ lệ lạm phát. Ngoài việc in thêm tiền, tăng lãi suất là một trong những công cụ để giảm tỷ lệ lạm phát cho một nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, việc tăng lãi suất sẽ làm chậm lại hoạt động kinh tế vì nó sẽ khiến lãi suất cho vay cao hơn, giảm nhu cầu vay tiền của doanh nghiệp để phát triển và gia tăng sản xuất, giảm các áp lực về giá cả và từ đó có thể kiểm soát lạm phát.

Trong diễn đàn gần đây của Forbes, ông Nguyễn Xuân Thành từ trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát mục tiêu 4% như Quốc hội đề ra từ đầu năm và “kiểm soát được lạm phát sẽ giúp Chính phủ tự tin để có chính sách điều hành vĩ mô uyển chuyển”.

Việt Nam cũng nên có các chính sách tài chính linh hoạt nhằm góp phần kiềm chế lạm phát trong thời gian tới đây. Điều quan trọng là điểu chỉnh ở mức nào, khi nào, tăng nhiều hay ít phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại. Việc tăng lãi suất có thể giúp kiềm chế lạm phát, giảm tác động đến nhiều dịch vụ, hàng hóa và giúp túi tiền của các hô dân được tốt hơn.

Tác  giả: Thoi Nguyen, Hội Viên của Chartered Institute for Securities & Investment (CISI)

Bài liên quan

Vì sao hầu hết cộng đồng LGBTQ+ cảm thấy không được chào đón khi đi du lịch?

marketinsider

Chung tay cùng Prudential hành động vì một xã hội Việt nam già hóa chủ động

marketinsider

Triều Tiên khẳng định tăng cường hành động để duy trì sức mạnh quân sự

marketinsider