Market Insider

‘Ông lớn’ bất động sản KCN lên tham vọng ‘mở đường’ thu hút ngành công nghiệp tỷ USD vào Việt Nam

Trong ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra vào ngày vào ngày 19/6 vừa qua, Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) công bố kế hoạch mở trường dạy nghề để đào tạo công nhân sản xuất chip.

Theo đó, người đứng đầu công ty thể hiện sự kỳ vọng đối với việc thu hút đầu tư công nghệ cao của Việt Nam. Đặc biệt tại KCN Tràng Duệ 3, nhiều khách hàng đang chờ đợi để được thuê, chủ yếu là các nhà đầu tư công nghệ cao. Ông Đặng Thành Tâm nhận định khu vực này có thể thu hút đầu tư từ 10-15 tỷ USD.

Đây là lý do KBC sẽ giúp chính quyền nhiều địa phương về mặt đào tạo vì Chính phủ đang mong muốn thu hút nhà đầu tư sản xuất chip nhưng hiện hoàn toàn không có nhân lực.

>> ĐHĐCĐ Kinh Bắc (KBC): Tiết lộ ‘mùa gặt’ tại dự án khu công nghiệp Tràng Duệ 3

'Ông lớn' bất động sản KCN lên tham vọng ‘mở đường’ thu hút ngành công nghiệp tỷ USD vào Việt Nam
Hình ảnh ĐHĐCĐ năm 2024 của Kinh Bắc

Theo thông tin từ ban lãnh đạo, KBC đã tiếp cận nhà đầu tư sản xuất chip lớn nhất thế giới là TSMC. Dù vậy, khi khảo sát tại thị trường Việt Nam, TSMC vẫn chưa đưa ra quyết định đầu tư khi nhận thấy nguồn nhân lực không có.

Một “ông lớn” hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất chip trên thế giới là Intel cũng đã rời bỏ đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn 2 mặc dù đầu tư giai đoạn 1 là packaging và testing vào khu công nghệ cao ở TP. HCM đã nhận được ưu đãi rất cao. Nguyên nhân không phải đến từ việc TP. HCM không đáp ứng mà bởi vì không có nhân lực, việc đào tạo công nhân sản xuất chip ít nhất cũng phải 3 năm chứ không phải 6 tháng như các ngành nghề khác.

Do đó, Kinh Bắc đang phối hợp với các tổ chức đào tạo của Đài Loan, Hàn Quốc – hai khu vực sản xuất chip lớn nhất thế giới để mở ra một loạt các trường dạy nghề.

Theo dự báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy mô ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 ước đạt 20-30 tỷ USD. Tuy nhiên, trở ngại lớn của Việt Nam khi số lượng đội ngũ kỹ sư chỉ khoảng 5.000 người vẫn rất nhỏ so với thị trường tỷ USD này.

Ông Nguyễn Thanh Yên, quản trị viên Cộng đồng vi mạch Việt Nam đánh giá: “Trong ngành chip, kỹ sư thiết kế nắm vị trí quan trọng nhất vì hiểu rõ toàn bộ thiết kế. Nếu Việt Nam tập trung phát triển mạnh đội ngũ này, chúng ta chắc chắn sẽ có những trái ngọt trong 5-10 năm tới”.

>> Viglacera, Kinh Bắc, Becamex IDC… ‘ganh đua’ mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Bài liên quan

3 cổ phiếu thép có nguy cơ bị hủy niêm yết

marketinsider

Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tuần từ ngày 22-26/1

marketinsider

Nhận thấy ‘món hời’ từ NBB, CII nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 79,8%, đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu

marketinsider