Market Insider

Bộ Công Thương: Chính sách giá điện hỗ trợ điện tái tạo không còn phù hợp

Chuyển dịch từ chính sách hỗ trợ sang chính sách cạnh tranh

Theo Tờ trình của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện chất thải rắn, thuỷ điện nhỏ, trong đó có chính sách giá điện hỗ trợ (Feed in tariff, viết tắt là FIT).

điện gió.jpg
Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định về năng lượng tái tạo. Ảnh: Hoàng Hà

Điểm chung của chính sách giá điện hỗ trợ là áp dụng cơ chế mua bán điện theo giá hỗ trợ tại điểm giao nhận điện, ưu tiên mua điện của Bên mua đối với nguồn NLTT, áp dụng hợp đồng mua bán điện mẫu với thời hạn 20 năm. Chính sách giá FIT được ban hành áp dụng trên cơ sở kinh nghiệm của thế giới đối với các nước có thị trường điện năng lượng tái tạo mới hình thành và phát triển, các điều kiện thị trường điện chưa sẵn sàng, các dịch vụ, sản xuất phụ trợ chưa sẵn sảng, chi phí phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống.

Tuy nhiên, theo lập luận của Bộ Công Thương, chính sách giá FIT là cơ chế khuyến khích của Nhà nước chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư.

Hiện nay, Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định về NLTT, vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng cần nghiên cứu chuyển dịch từ chính sách hỗ trợ sang chính sách cạnh tranh nhằm tăng cường hiệu quả trong quản lý hệ thống, cạnh tranh về chi phí và đảm bảo cung cấp điện chất lượng, ổn định, bền vững.

“Theo đó, việc tiếp tục duy trì các chính sách giá FIT nêu trên không còn phù hợp”, Bộ Công Thương khẳng định việc khuyến khích nguồn điện NLTT nên được thực hiện thông qua khung giá phát điện, linh hoạt để phù hợp định hướng phát triển trong từng thời kỳ.

Đối với hộ gia đình, có thể thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (thông qua hỗ trợ tiền trực tiếp cho hộ gia đình, hoặc thông qua hỗ trợ về kỹ thuật).

Điện gió ngoài khơi phải gắn với bảo vệ vùng trời, vùng biển và bảo đảm an ninh quốc gia

Đối với phát triển điện gió ngoài khơi, Bộ Công Thương đánh giá: Với chiều dài bờ biển hơn 3.400 km, nguồn tài nguyên gió (tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi khoảng 600 GW) của Việt Nam được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá tốt hàng đầu khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. Đối với lĩnh vực điện gió ngoài khơi, suất đầu tư là rất lớn, khoảng 2 – 3 tỷ USD/1 GW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát và tuỳ theo quy mô công suất, khu vực triển khai dự án.

Dự án điện gió ngoài khơi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời việc phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện cam kết trung hoà carbon đến năm 2050. Tuy nhiên, Bộ Công Thương lưu ý: Việc phát triển điện gió ngoài khơi ngoài việc bảo đảm an ninh năng lượng nhưng phải gắn với bảo vệ vùng trời, vùng biển và bảo đảm an ninh quốc gia.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đối với Dự án điện gió ngoài khơi cũng chưa xác định được có hay không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

Do đó, việc thể chế hoá Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, Luật Điện lực cần được sửa đổi, bổ sung nội dung chính sách phát triển NLTT để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng.

Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, đứng trước bối cảnh sự gia tăng của nguồn điện NLTT, việc bổ sung quy định liên quan đến an toàn công trình nguồn điện nhất là điện gió, điện NLTT, năng lượng mới là hết sức cần thiết.

Chương III dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm các quy định phát triển điện NLTT, năng lượng mới.
Chương này quy định về: Quy định chung trong phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới (Điều 21); Khảo sát tiềm năng, định hướng phát triển (Điều 22); Điện tự sản tự tiêu phục vụ mục đích sinh hoạt của hộ gia đình (Điều 23); Điện tự sản tự tiêu phục vụ trụ sở cơ quan hành chính nhà nước (Điều 24); Điện tự sản tự tiêu phục vụ cơ sở sản xuất, kinh doanh (Điều 25); Phát triển điện gió ngoài khơi (Điều 26); Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi (Điều 27); Phát triển điện từ năng lượng mới (Điều 28); Cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới (Điều 29); Ngừng hoạt động và tháo dỡ dự án điện năng lượng mới, điện năng lượng tái tạo (Điều 30); Quản lý, vận hành điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (Điều 31).
Nội dung chương này được bổ sung mới nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cụ thể:
– Quy định các yêu cầu đối với phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, theo đó, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động để phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán, bảo đảm lợi ích và an ninh quốc gia của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động để phát triển điện năng lượng mới, điện năng lượng tái tạo; quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án điện gió phải mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho người, công trình (do tính đặc thù của điện gió); các nguyên tắc về quy hoạch, phát triển…
– Bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm các cơ quan trong việc khảo sát tiềm năng, định hướng phát triển;
– Quy định việc phát triển nguồn điện tự sản tự tiêu cho các mục đích (sinh hoạt, hành chính sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh) và một số chính sách hỗ trợ của nhà nước (UBND cấp tỉnh) cho hộ gia đình;
– Quy định phát triển điện gió ngoài khơi và chính sách hỗ trợ đối với loại hình này (giao Chính phủ quy định) để thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW;
– Quy định phát triển điện từ năng lượng mới căn cứ yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng và điều kiện cho phép về tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng tài chính của nền kinh tế…

>> Bộ Công an yêu cầu Đắk Lắk cung cấp hồ sơ liên quan dự án điện mặt trời

Bài liên quan

Giá cà phê cao nhất mọi thời đại, doanh nghiệp xuất khẩu ‘gồng lỗ’ nặng

marketinsider

5 chiếc siêu xe trúng đấu giá đắt nhất thế giới, đều trên 10 triệu USD

marketinsider

Giá xăng dầu lao dốc, xăng RON95 rời mốc 22.000 đồng/lít

marketinsider